Naga trong tiếng Phạn mang ý nghĩa là một vị thần rắn hổ mang chúa. Đây là hình ảnh truyền thống được thấy đầu tiên trong truyền thống văn hóa đạo giáo Hindu. Sau đó, các truyền thuyết về sự tích thần Naga xuất hiện phổ biến trong kinh văn, Phật thoại và xuất hiện trong cả nghệ thuật tạo hình Phật giáo ở các quốc gia Châu Á.
Đặc biệt, trong Phật giáo Nam Tông hình ảnh thần rắn Naga đã được khắc nét rõ ràng trong những câu chuyện Phật thoại kể về cuộc đời của Đức Phật.
Và bài viết này của Lucky Amulet sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích nhất về Thần rắn Naga trong văn hóa Phật giáo!
Tóm tắt
1. Nghệ thuật tạo hình thần rắn Naga
Thần rắn Naga trong các bức tượng hay bức hình của Phật giáo thường xuất hiện với một hoặc nhiều đầu. Một số bức tượng thần rắn Naga còn biến thân một nửa mang hình ảnh rắn và một nửa mang hình người thể hiện sự biến hóa khôn lường từ rắn thành người. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là hình ảnh thần rắn Naga cuộn mình thành nhiều vòng tròn và Đức Phật tọa thiền trên mình thần rắn Naga.
Hình ảnh thần rắn Naga cũng rất phổ biến trong các ngôi chùa ở miền Bắc Thái Lan như một vị thần bảo hộ. Bạn có thể thấy thần rắn Naga được chạm khắc dưới diềm mái chùa, trên các khung cửa tò vò hay trượt dọc theo lan can chính điện phức hợp.
Các nghệ nhân sẽ thể hiện hình ảnh Naga với cái đầu dựng đứng, miệng há to, thè lưỡi uốn cong và những chiếc răng nanh sắc nhọn.
Về hình ảnh thần Rắn có bao nhiêu đầu cũng mang những ý nghĩa riêng. Thần rắn Naga 3 đầu tượng trưng cho thiên- địa- nhân, thần rắn Naga 7 đầu thể hiện sự giác ngộ, hình ảnh thần rắn Naga 9 đầu thể hiện sự niết bàn.
Hình ảnh thần rắn Naga không chỉ phổ biến trong các ngôi chùa ở miền Bắc Thái Lan mà còn được thể hiện rộng rãi trong các ngôi chùa tháp Phật Giáo Nam Tông.
>>> Xem thêm: Bùa Thái – Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của một số loại bùa Thái Lan
2. Thần rắn Naga trong Phật thoại
Thần rắn Naga xuất hiện rất nhiều trong Phật thoại và gắn liền với Đức Phật. Và để biết rõ hơn về Thần rắn Naga trong Phật thoại hãy cùng Lucky Amulet tìm hiểu một số câu chuyện về cuộc đời Đức Phật có liên quan đến Thần rắn Naga nhé!
Câu chuyện đầu tiên phải kể đến đó chính là khi hoàng hậu Maya sinh hạ Thái từ Tất Đạt Đa vườn Lâm Tỳ Ni đã được vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm. Câu chuyện này đã được người đời truyền đạt lại cho thế hệ sau thông qua bức tượng “ Cửu Long”. Bức tượng điêu khắc chín con rồng vây quanh Đức Phật sơ sinh được tìm thấy ở hầu hết các các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Mahayana Buddhism).
Câu chuyện thứ hai được nhiều người kể lại rằng, rắn Naga là hiện thân của thần Hộ pháp Dvarapala canh giữ viên ngọc của mọi điều ước. Viên ngọc này cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật. Hay trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có nhắc đến một số câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật Gautama.
Nhưng có lẽ câu chuyện nổi tiếng trong Phật thoại có liên quan đến hình ảnh thần rắn Naga đó chính là câu chuyện về Đức Phật ngồi thiền trên mình rắn Naga. Sự tích kể về bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật, khi Ngài đang thiền dưới gốc cây Bồ Đề thì bỗng dưng xuất hiện cơn mưa lớn dội lên thân thể Ngài. Khi đó có một vị Thần rắn Naga đã bò ra và cuộn mình lại, đưa Đức Phật lên khỏi mặt nước. Chính vì thế mà hình ảnh tượng Phật tọa trên mình rắn Naga đã trở thành biểu tượng cực kỳ phổ biến trong nền Phật giáo Nam Tông.
>>> Xem thêm: Tượng Phật – Top 5 bức tượng Phật đẹp nhất Thái Lan
3. Hình tượng thần rắn Naga trong Phật hộ mệnh
Hình ảnh Thần rắn Naga bảo vệ Đức Phật cũng xuất hiện khá nhiều trong các lá phép Phật hộ mệnh của nền Phật giáo Nam Tông Thái Lan. Tiêu biểu phải kể đến phiên bản Rian Nak Prok của Luang Pu Tim chùa Laharn Rai phát hành năm B.E 2518 (tức 1975), và gần đây là phiên bản Rian Nak prok của Luang Pu Zhi chùa Khao Ta Ngor phát hành năm B.E 2558 (tức 2015)
Các lá phép Phật hộ mệnh mang hình ảnh thần rắn Naga bảo vệ Đức Phật được tin rằng sẽ độ trợ cho người chủ sở hữu được bình an, cũng như giúp đỡ công việc được phát triển thuận lợi.
>>> Xem thêm: Phật Thái Lan – Tìm hiểu ý nghĩa các mặt của Thần Bốn Mặt Thái Lan