fbpx
Tượng Thần Voi và văn hóa thờ tượng Thần Voi

Tượng Thần Voi và văn hóa thờ tượng Thần Voi

Trong văn hóa phương đông nói chung và Phật giáo nói riêng, voi là loài động vậy có sức mạnh to lớn nhưng vẫn rất đỗi hiền lành. Tượng voi phong thủy được nhiều gia đình bài trí trong nhà để cầu may mắn, tài lộc,… bởi nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau như:
Biểu tượng của sức mạnh:
Trong tiếng Hán, voi là “Tượng”, đồng âm với chữ “Thừa Tướng”, một chức quan lớn trong triều đình phong kiến xưa. Chính vì thế, tượng voi phong thủy tượng trưng cho sức mạnh cũng như tài trí của bậc vĩ nhân, “dưới một người, trên vạn người”.
Thu hút may mắn, tài lộc:
Chúng ta đều biết, loài voi sử dụng vòi của mình để hút nước và hút rất giỏi. Trong khi đó, phong thủy học cho rằng, nước (yếu tố Thủy trong Ngũ hành) biểu thị cho tiền của, tài lộc dồi dào. Do đó, một trong những công dụng tuyệt vời của Linh vật này là giúp gia chủ thu hút may mắn, tài lộc và thành công về mặt tài chính.
Cầu con cái:
Theo phong thủy, Linh vật voi có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng sinh sản. Nhiều cặp vợ chồng thường đặt tượng voi trong phòng khách hoặc phòng ngủ để cầu con cái. Bởi lẽ, nó sẽ mang đến một bầu không khí yên lành và hòa hợp, giúp thu hút khí vượng để gia chủ sớm có “con đàn cháu đống”.
Tượng trưng cho sự hòa thuận:
Tuy có vẻ ngoài to lớn nhưng bản tính của loài voi rất hiền lành. Vì thế, trong phong thủy, tượng voi còn biểu thị cho sự hòa thuận êm ấm. Mang trong mình nguồn năng lượng tích cực, tượng voi phong thủy còn giúp hóa giải những bất hòa, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng.
“Thần” giữ nhà:
Theo quan niệm của người phương Đông, loài voi còn được xem là người bảo vệ và giữ nhà rất giỏi. Tượng voi bài trí hai bên cửa nhà hay văn phòng sẽ góp phần giúp gia chủ luôn bình an, gặp nhiều may mắn trong công việc lẫn cuộc sống.
Tăng cường trí thông minh:
Voi là loài vật thông minh nên nhiều gia chủ bài trí tượng voi phong thủy trên bàn học của con để khai mở trí tuệ cho trẻ và cầu đỗ đạt.

Trả lời

Đóng
×
×

Cart