fbpx
Câu nói: “Phật tại tâm” nên hiểu thế nào cho đúng?

Câu nói: “Phật tại tâm” nên hiểu thế nào cho đúng?

Người ta luôn nói “ Phật tại tâm” nhưng liệu câu nói này có phải là trong tâm mỗi người luôn luôn có Đức Phật? Người ta thường có câu: “Phật tại tâm trung”, nhưng có phải trong tim mỗi người đều sẵn có Đức Phật?

phat-tai-tam-02

Nhiều người đến chùa để cúng bái, lễ phật tuy nhiên lại ăn mặc không đúng lối, không lịch sự. Khi có người nhắc nhở họ lại lấy câu nói “ Phật tại tâm” để thỏa mãn lòng mình, thỏa mãn lòng người. Họ nói kính Phật trong lòng là được rồi, Phật luôn ở trong tâm rồi nên không thể yêu cầu giới trẻ hiện đại ngày nay phải theo những yêu cầu cổ hủ, lạc hậu.

Phật tại tâm khi hiểu sai sẽ dễ dẫn đến buông thả

Khi hiểu sai câu nói “ Phật tại tâm” thì dễ khiến cho con người ta tưởng trong tâm mình nghĩ đến Phật là được và họ có làm những hành vi gì đi chăng nữa thì cũng không động đến Phật trong tâm họ. 

phat-tai-tam-01

Nếu suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến những lối sống buông thả, những hành động không đúng. Và đây cũng sai lầm lớn, phỉ báng Phật. Những người cố tình hiểu sai câu nói “ Phật tại tâm” cũng chỉ là để che đậy đi cái tâm phóng túng của mình. 

Là người theo đạo Phật, không nghe theo lời dạy của Phật mà lại sống buông thả, ham dục, đi chùa lễ Phật phơi bày những cái xấu như mặc đồ hở hang, thiếu tôn trọng nơi linh thiêng như chùa, đền thì chẳng phải là bạn đang muốn cho Đức Phật xem đó hay sao?

>>> Xem thêm: Thần Rahu – Giới thiệu về Thần Rahu và phong tục thờ cúng Thần Rahu

Hiểu sai dẫn đến đi lễ Phật chỉ là hình thức

Nhiều người biết rõ rằng Phật sẽ không ở trong cái tâm của người phàm. Chính vì thế mà họ chăm chỉ đi lễ chùa, ăn chay và chăm chỉ tụng kinh, niệm Phật rất thành kính.  

Tuy nhiên, trong số đó lại có nhiều Phật tử hiểu rằng tu Phật chỉ đơn giản là ăn chay, niệm Phật, lễ chùa, tụng kinh. Và khi ra khỏi cổng chùa thì con người ta lại về với cuộc sống hàng ngày, vẫn trở lại là con người họ như xưa, vẫn tranh đấu với người người chỉ vì những lợi ích nhỏ nhoi và rất nhiều thói xấu khác.

phat-tai-tam-03

Bản chất việc ăn chay niệm Phật và đi lễ chùa chỉ là hình thức. Những quá trình ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi với chúng sinh. Và đi Lễ chùa, niệm Phật, tụng kinh chính là để ghi nhớ những lời Phật dạy và dốc sức làm theo.

Nếu như bạn không thực hiện theo lời Phật, bỏ đi các chấp niệm, những hư danh, tài lợi  thì đâu phải là Phật tử chân chính. 

>>> Xem thêm: Phật bản mệnh – công dụng – 6 công dụng tuyệt vời khi đeo Phật bản mệnh không phải ai cũng biết

Phật tại tâm chính là tu trong cái tâm của mình

Theo lời Phật dạy thì con người có cả Phật tính và ma tính chính vì thế mà các Phật tử cần phải tu thân dưỡng tính theo theo lời dạy của Phật để bỏ đi phần ma tính và bỏ đi tất cả những dục vọng, những chấp niệm về danh lợi, tham vọng.

Lục Tổ Huệ Năng cũng chỉ ra rằng: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Câu nói này mang ý nghĩa là làm người cần phải nhìn vào tâm của mình để tu, tu sao cho các ma tính có thể bỏ hết ra khỏi lòng mình. Tu đến khi Phật xuất hiện tức là nhằm thẳng vào cái tâm mà tu, tu bỏ hết ma tính, Phật xuất hiện chính là đắc Đạo.

>>> Xem thêm: Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát – Biểu tượng, pháp khí Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát như thế nào?

Truyền kể rằng, Vua Trần Thái Tông nước ta cũng từng có ý định bỏ ngai vàng để xuất gia. Tuy nhiên, Ngài đã theo lời khuyên của Quốc sư Viên Chứng trở về kinh đô Thăng Long để thực hiện trách nhiệm của một vị vua, vừa thiền tại gia để mong cầu thành Phật. Đây cũng là sự lựa chọn phù hợp trước thực tiễn lịch sử lúc đó của Việt Nam ta. Khi đó Quốc sư có tâu với Vua Trần Thái Tông rằng: “Trong núi vốn dĩ không hề có Phật, mà Phật ở ngay trong lòng người. Lòng lặng mà hiểu thì đó chính là chân Phật”. Câu nói này của Quốc sư cũng  được xem như là cơ sở để xây dựng nên một quan điểm mới về đức Phật. 

 

Trả lời

Đóng
×
×

Cart