fbpx
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI THÁI

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI THÁI

“Những chiếc áo cà sa màu vàng đơn sơ, khiêm nhường, trân quý và cao cả làm nên diện mạo nước Thái. Và ở đó, người ta còn cảm nhận được sự an yên mãi lưu lại như một dấu lặng đầy xúc cảm về miền đất phật Nam Tông.”

Phật Giáo có ý nghĩa như thế nào với người Thái?


Với những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người. Ảnh hưởng tích cực đến thái độ – hành động của quần chúng nhân dân trong xã hội. Vì vậy, ngoài những tên gọi như “Vương quốc của loài voi”, “Xứ sở Nụ cười”… Thái Lan còn được nhiều người biết với những cái tên gọi mang đậm dấu ấn, màu sắc Phật giáo như: “ Vương quốc của những chiếc áo Cà sa”, “Xứ sở Chùa vàng”.. Từ đó, Phật giáo mang tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của Thái Lan. Và có đến 95% dân số đi theo tín ngưỡng này.

Phật Giáo Nam Tông ở Thái Lan


Kiến trúc ngôi chùa của Phật Giáo Nam Tông Thái Lan.
Wat (Wắt) được dịch thoáng là một tu viện hoặc một ngôi đền (từ tiếng Pali vāṭa, nghĩa là “bao quanh”), chúng thường có tường bao quanh ngăn cách nó với thế giới thế tục bên ngoài. Kiến trúc của một Wat đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù có nhiều khác biệt về quy hoạch và phong cách, chúng đều tuân theo những quy tắc giống nhau.

Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn tháp. Ngôi nhà lớn nhất, một đại sảnh hình chữ nhật có mái gốc chỉ thẳng lên cao gọi là “bot”, đây là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi; kế đến là “viharn”, nơi tiến hành các nghi lễ thờ phụng hàng ngày.

Ngoài ra, nói đến chùa Thái Lan không thể không nhắc đến tàng kinh các, nằm trong một cái nền cao vượt so với mặt đất, đây là nơi dùng để cất giữ những kinh sách cổ xưa.

Khuôn viên chùa còn có một vài Chedi, là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc chùa ở Thái Lan.

Bên cạnh những ngôi đền cổ xưa mang dấu ấn thời gian là những ngôi chùa trang trí hết sức cầu kỳ, toàn bộ Chedi được dát vàng. Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng! Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm cho kiến trúc chùa ở Thái Lan, nên có thể thấy được nghệ thuật này qua hầu hết các ngôi chùa ở đây.

Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuât chạm khắc tinh xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột… và chắc chắn không thể thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với những tư thế khác nhau thể hiện sự tinh tế đến lạ kỳ.

Mặc dù cùng với sự phát triển cũng như thâm nhập của các nền văn hóa khác nhau, nhưng những lối kiến trúc bản địa, lối kiến trúc của văn hóa Thái Lan không hề thay đổi, có chăng là sự tu bổ thêm những chi tiết phức tạp khác trên nguyên bản kiến trúc cổ xưa mà thôi, ngay cả những ngôi chùa được xây mới vào nửa cuối thế kỷ 20 vẫn còn bảo tồn được nghệ thuật cổ điển độc đáo của mình, tạo nên một phong cách kiến trúc Phật giáo rất Thái.

Đời sống của tu sĩ Phật Giáo Nam Tông ở Thái Lan


Về đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông. Họ thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông. Họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử và chỉ ăn 2 bữa mỗi ngày. Đó là vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà…

Cũng chính vì sự tôn nghiêm, thanh tịnh mà mỗi khi dạo bước trên đường phố của đất nước này. Dù cho người dân xuôi ngược tấp nập, khách du lịch bon chen nhau không ngớt. Nhưng thấp thoáng đâu đó luôn tồn tại một cảm giác rất an yên không chỉ đến từ sự chân thành điềm đạm của người Thái. Mà nó còn đến hẳn từ trong nội tâm của người lữ khách. Và chỉ khi chiêm ngưỡng, tìm hiểu về Phật Giáo Nam Tông, người ta mới cảm nhận rõ nhịp sống chậm rãi này.

Trả lời

Đóng
×
×

Cart