Wat (Wắt) được dịch thoáng là một tu viện hoặc một ngôi đền (từ tiếng Pali vāṭa, nghĩa là “bao quanh”), chúng thường có tường bao quanh ngăn cách nó với thế giới thế tục bên ngoài. Kiến trúc của một Wat đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù có nhiều khác biệt về quy hoạch và phong cách, chúng đều tuân theo những quy tắc giống nhau.
Một ngôi đền Thái thường có hai phần là Phuttha-wat và ‘Sangha-wat, rất ít khi có ngoại lệ.
PHUTTHAWAT
Phutthawat (tiếng Thái: เขตพุทธาวาส) là khu thờ Phật, thường bao gồm 7 khối kiến trúc:
· Chedi (tiếng Thái: พระเจดีย์) – là xá lợi tháp, thường có dạng hình chuông, có cổng ra vào và thường được dát vàng, bao gồm phòng đựng di hài các sư hoặc xá lợi.
· Prang (tiếng Thái: พระปรางค์) – phiên bản Thái Lan của các đền tháp Khơme, thường được tìm thấy ở thời kỳ Vương quốc Sukhothai và Vương quốc Ayutthaya.
· Ubosot hay Bot (tiếng Thái: พระอุโบสถ or tiếng Thái: โบสถ์) – the Ordination Hall and most sacred area of a Wat. Eight Sema stones (Bai Sema, tiếng Thái: ใบเสมา) mark the consecrated area.
· Wihan (tiếng Thái: พระวิหาร) – trong một ngôi đền chùa Thái, đây chính là chính điện nơi thờ tượng Phật chính, cũng chính là nơi gặp gỡ của sư sãi và Phật tử.
· Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป) – Mondop là một tòa nhà hoặc đền hình vuông hoặc chữ thập, thường có mái nhọn được xây dựng trong một ngôi chùa Thái hay một khu phức hợp đền chùa Thái. It is a ceremonial structural form that can be applied to several different kinds of buildings. It can house relics, sacred scriptures or act as a shrine. Unlike the mandapa of Khmer or Indian temple, which are part of a larger structure, the Thai mondop is a free -standing unit.
· Ho trai (tiếng Thái: หอไตร) – Tàng Kinh Các là nơi chứa các cuốn kinh Tipiṭaka thiêng liêng. Thông thường, chúng được xây với hình dạng của Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป), một tòa nhà hình lập phương có mái hình kim tự tháp đặt trên các trụ đỡ.
· Sala (tiếng Thái: ศาลา) – là nhà nghỉ tỏa bóng mát cho khách dừng chân nghỉ ngơi.
· Sala kan prian (tiếng Thái: ศาลาการเปรียญ) – a large, open hall where lay people can hear sermons or receive religious education. It literally means “Hall, in which monks study for their Prian exam” and is used for saying afternoon prayers.
· Ho rakang (tiếng Thái: หอระฆัง) – tháp chuông được sử dụng để đánh thức các nhà sư và báo giờ cho các nghi lễ sáng tối.
· Phra rabieng (tiếng Thái: พระระเบียง) – a peristyle is sometimes built around the sacred inner area as a cloister.
· Các tòa nhà khác cũng được tìm thấy trong khu Phuttawat, tùy vào nhu cầu của từng đền chùa, ví dụ như một lò hỏa táng hay một ngôi trường.
Các tòa tháp cũng thường được trang hoàng bởi những thứ như chofahs. Trong các đền chùa thời kỳ Rattanakosin, như Wat Pho và Wat Ratchabopit, ubosot có thể được xây một bức tường thấp nhỏ ở bên trong gọi là Kamphaeng Kaew (tiếng Thái: กำแพงแก้ว), nghĩa là “tường pha lê”.
THÁI LAN VỚI 95% DÂN SỐ THEO ĐẠO PHẬT. ĐÓ CŨNG LÀ LÝ DO VÌ SAO THÁI LAN LÀ QUỐC GIA CÓ ĐẾN 2 VẠN 7 NGÀN NGÔI CHÙA. LÀ MỘT MIỀN ĐẤT PHẬT, NÊN NHỮNG NGÔI CHÙA Ở ĐÂY MANG KIỂU KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO VÀ CÓ PHẦN ĐẶC TRƯNG CỦA THÁI LAN: NHỮNG NGÔI CHÙA DÁT VÀNG, NHỮNG NGỌN THÁP HÌNH XOẮN ỐC, NGHỆ THUẬT CHẠM TRỖ TINH VI,… TẤT CẢ TẠO NÊN VẺ RỰC RỠ ĐẾN SỮNG SỜ, THỂ HIỆN ĐƯỢC PHẦN NÀO PHONG CÁCH KIẾN TRÚC CỦA NGƯỜI THÁI NÓI CHUNG VÀ KIẾN TRÚC CHÙA THÁI NÓI RIÊNG.
Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn tháp. Ngôi nhà lớn nhất, một đại sảnh hình chữ nhật có mái gốc chỉ thẳng lên cao gọi là “bot”, đây là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi; kế đến là “viharn”, nơi tiến hành các nghi lễ thờ phụng hàng ngày.
Ngoài ra, nói đến chùa Thái Lan không thể không nhắc đến tàng kinh các, nằm trong một cái nền cao vượt so với mặt đất, đây là nơi dùng để cất giữ những kinh sách cổ xưa.
Khuôn viên chùa còn có một vài Chedi, là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc chùa ở Thái Lan.
Bên cạnh những ngôi đền cổ xưa mang dấu ấn thời gian là những ngôi chùa trang trí hết sức cầu kỳ, toàn bộ Chedi được dát vàng, và Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng! Trang trí đã trở thành nghệ thuật tô điểm cho kiến trúc chùa ở Thái Lan, nên có thể thấy được nghệ thuật này qua hầu hết các ngôi chùa ở đây.
Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuât chạm khắc tinh xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột… và chắc chắn không thể thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với những tư thế khác nhau thể hiện sự tinh tế đến lạ kỳ.
Mặc dù cùng với sự phát triển cũng như thâm nhập của các nền văn hóa khác nhau, nhưng những lối kiến trúc bản địa, lối kiến trúc của văn hóa Thái Lan không hề thay đổi, có chăng là sự tu bổ thêm những chi tiết phức tạp khác trên nguyên bản kiến trúc cổ xưa mà thôi, ngay cả những ngôi chùa được xây mới vào nửa cuối thế kỷ 20 vẫn còn bảo tồn được nghệ thuật cổ điển độc đáo của mình, tạo nên một phong cách kiến trúc Phật giáo rất Thái.
-Sưu tầm
𝑳𝒖𝒄𝒌𝒚 𝑨𝒎𝒖𝒍𝒆𝒕 – 𝑵𝒐̛𝒊 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒕𝒓𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒅𝒖𝒚𝒆̂𝒏
0866 566 995
141 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
https://www.facebook.com/luckyamuletglobal