fbpx
TIỂU SỬ CỐ ĐẠI CAO TĂNG LUANG PHOR SODH – CHÙA PAKNAM

TIỂU SỬ CỐ ĐẠI CAO TĂNG LUANG PHOR SODH – CHÙA PAKNAM

  1. Tiểu sử về Luang Phor Sodh

  • Luang Phor Sodh sinh ngày 10/10/1884 (BE 2427), trong một gia đình tương đối khá giả của một thương nhân gạo ở tỉnh Suphanburi, là con cả trong một gia đình có năm anh em, Luang Phor Sodh nổi tiếng là một người con chăm chỉ và hiếu thảo khi chăm sóc mẹ mình suốt 19 năm.
  • Khi 9 tuổi, Luang Phor Sodh đã đến học trong ngôi chùa mà chú của ngài là trụ trì, do đó ngài được tiếp cận với các kiến thức về Phật giáo từ nhỏ. Đến năm 13 tuổi, ngài đã sử dụng thông thạo tiếng Khmer, tuy nhiên ngài phải trở về nhà để giúp công việc kinh doanh của gia đình. Cha mất năm mười bốn tuổi, mọi gánh nặng của gia đình dồn vào đôi vai của ngài. Năm 18 tuổi, ngài tỏ rõ ý định muốn xuất gia đi tu, nhưng để có thể làm vậy ngài phải làm việc và tiết kiệm một số tiền để gia đình có thể xoay sở sau khi ngài xuất gia.  
  • Luang Phor Sodh chính thức xuất gia trở thành một tu sĩ vào năm 22 tuổi. Ngài đã thực hành thiền định trong nhiều năm, theo đuổi con đường dẫn đến sự giác ngộ mà Đức Phật dạy. Khi đảm nhiệm vị trí trụ trì của chùa Wat Paknam, ngài luôn tận tụy hỗ trợ Giáo pháp và các tăng đoàn bằng mọi cách có thể. Ngài cũng là người tìm lại được Wicha Dhammagaya (một phương pháp thiền được cho là chính Đức Phật sử dụng) đã biến mất từ lâu và làm mới nó để Wicha này được biết đến rộng rãi ở Thái Lan cũng như nhiều nước khác.
  • Luang Phor Sodh là đệ tử của Luang Phor Niam chùa Wat Noi. Luang Phor Sodh bắt đầu sử dụng thành thục Wicha Dhammagaya vào năm 1916 (BE 2459), kể từ đó ngài bắt đầu giảng dạy các kiến thức về Pháp Dhammagaya. Wicha Dhammagaya là một Pháp rát siêu nhiên, với khả năng thực hành ở mức độ trung cấp, ngài có thể mang lại những phép lạ, ví dụ khiến thời tiết thay đổi theo ý muốn, chữa lành các căn bệnh mà bác sĩ hiện đại không thể chữa khỏi, tìm ra các đồ vật bị giấu hoặc biến mất, dự đoán tương lai hoặc nói về tiền kiếp của bạn. Đặc biệt là Wicha Dhammagaya có khả năng chống lại tất cả các loại ma thuật hay phép đen, với những người bị nguyền rủa bởi một loại phép đen nào đó thì Wicha Dhammagaya có thể giúp họ loại trừ chúng.
  • Ngài bắt đầu tạo ra những lá phép amulet hộ mệnh Somdej Roon 1 phiên bản “Khong Khwan” – “Quà tặng” vào năm 1950 (BE 2493) để tặng cho các mạnh thường quân đã giúp đỡ và hỗ trợ trong việc xây dựng trường học lớn để dạy Pháp.
  • Ngài tịch vào năm 1959 (BE 2502), hưởng dương 75 tuổi.

2. Sự tôn kính của Hoàng gia Thái và người dân Thái Lan với Luang Phor Sodh

  • Sau khi được bổ nhiệm làm trụ trì của chùa Wat Paknam vào năm 1916 (BE 2459) và ngài luôn đảm nhiệm chức vụ này cho đến khi qua đời vào năm 1959 (BE. 2502). Bởi những đóng góp to lớn của ngài đối với nền Phật giáo, ngài đã được vinh danh trao tặng 4 danh hiệu cao quý: Phra khru Samanadham-samathan (năm 1921), Phrabhavanakosolthera (năm 1949), Phramongkolratmuni (năm 1955), và cuối cùng là Phramongkolthepmuni (năm 1957). Ba tước hiệu sau được trao khá muộn bởi ngôi chùa Wat Paknam không nằm dưới sự bảo trợ của Hoàng gia nên ít nhận được sự chú ý của Hoàng gia hơn những ngôi chùa khác.
  • Ngài đã dành cả cuộc đời để phát triển nền Phật giáo, xây trường học, không chỉ dạy học miễn phí mà còn cung cấp cả thức ăn cho các tu sĩ, tiểu, trẻ em… Bởi vậy ngài nhận được sự yêu quý và kính trọng từ người dân địa phương, dần dần không ai bảo ai mọi người đều gọi ngài với một cái tên phổ biến hơn là “Luang Phor Wat Paknam” (người cha đáng kính của chùa Wat Paknam).

3. Luang Phor Sodh và Amulet

Điểm đặc biệt trong Amulet của Luang Phor Sodh

  • Bên cạnh Wicha Dhammagaya, Luang Phor Sodh cũng thúc đẩy nghiên cứu Phật giáo. Năm 1939 (BE 2482), Luang Phor Sodh xây dựng trường học dạy tiếng Pali tại Wat Paknam ước tính chi phí lên tới 2,5 triệu baht. Luang Phor Sodh đã kêu gọi các thiện nam tín nữ cúng dường xây dựng trường học này bằng những lá Phật hộ mệnh đầu tiên.
  • Nguyên liệu để tạo ra các lá Phật hộ mệnh gồm hỗn hợp các loại hoa thơm vẫn được dùng để thờ cúng trong chùa như hoa nhài, hoa sen, phấn hoa… được sấy khô, sau đó nghiền thành bột và trộn với các sợi tóc của Luang Phor Sodh.
  • Thời đó, để có được một lá Phật hộ mệnh, mỗi người chỉ cần công đức 25 baht sẽ nhận được một lá phép. Nhưng Luang Phor thông báo bất kể có công đức nhiều như nào cũng sẽ chỉ nhận được một lá phép và mỗi người chỉ được nhận một lá phép duy nhất.

Các loại Amulet nổi tiếng của Luang Phor Sodh

Những lá Phật hộ mệnh nổi tiếng nhất của Luang Phor Sodh phải kể đến 3 phiên bản amulet đầu tiên:

  • Phiên bản Phật hộ mệnh thứ nhất (Roon 1) được tạo ra và phát hành vào năm 1950 (BE 2493) với số lượng 84.000 lá, được Luang Phor Sodh trì chú trong suốt mùa an cư kiết hạ năm đó (từ 01/08 đến 15/11 âm lịch). Phiên bản đầu tiên này có 10 block (khuôn), với các chi tiết khuôn mặt, cánh tay và hình dáng Đức Phật đầy đủ. Tất cả các khuôn đều được làm từ đồng thau, một số lá phép được tráng men, một số không.
  • Phiên bản Phật hộ mệnh thứ hai (Roon 2) được phát hành vào năm 1951 (BE 2494), chỉ một năm sau phiên bản amulet đầu tiên, với số lượng 84.000 lá, dùng lại khuôn của phiên bản đầu tiên với các thành phần tương tự nên về cơ bản phiên bản amulet thứ hai không khác nhiều với phiên bản Phật hộ mệnh trước.
  • Phiên bản Phật hộ mệnh thứ ba (Roon 3) được phát hành vào năm 1956 (BE 2499), với số lượng 84.000, đây là phiên bản amulet đặc biệt nhất được Luang Phor Sodh trì chú cho tới khi ngài viên tịch. Sau khi Luang Phor mất 3 năm, vào năm 1956 (BE 2505) nhà chùa bắt đầu phát hành phiên bản amulet này cho người dân địa phương tới thỉnh, và theo ghi chép thì đến năm 1971 (BE 2514) mới hết, bởi vì phiên bản amulet này được đem ra phân phát sau khi Luang Phor mất nên nhiều người hiểu nhầm rằng những lá amulet này không được chính tay Luang Phor trì chú. Khác với phiên bản amulet thứ nhất và thứ hai sử dụng các khuôn nông nên hình dáng Đức Phật còn chưa thực sự sắc nét, các mẫu khuôn của phiên bản amulet thứ 3 đã được cải tiến để thay đổi chi tiết này. Ngoài ra, phiên bản amulet thứ ba cũng được thêm nhiều nguyên liệu khác như Dầu Tang Yew, Kluay Namwa (chuối tiêu) để kết cấu của lá phép vững chắc hơn hai thế hệ đầu. màu sắc của các lá phép chủ yếu là màu vàng, trắng, nâu nhạt, và kích thước của lá phép đời thứ ba nhỏ và mỏng hơn.

4. Sự màu nhiệm của Phật hộ mệnh Luang Phor Sodh

  • Tương truyền, trước ngày phát hành Phật hộ mệnh, nhiều đồ đệ của ngài lo lắng rằng 84.000 lá phép có nhiều quá không nhưng Luang Phor chỉ cười và bảo :“Không phải sợ, ta còn lo không đủ ấy”. Quả thật như vậy, dù nhà chùa không hề phát tờ rơi thông báo nhưng chỉ trong 3 ngày, những lá Phật hộ mệnh đã được chia sẻ gần hết.
  • Rất nhiều câu chuyện từ những người sở hữu Phật hộ mệnh của Luang Phor Sodh kể lại rằng họ đã được trải nghiệm sức mạnh thần kỳ của những lá phép này, họ cho biết trong những trường hợp nguy cấp, lá Phật hộ mệnh sẽ cất giọng nhắc nhở để chủ nhân của lá phép được bình an.
  • Đặc biệt là nhiều người lính Thái tham gia hỗ trợ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh, trong một vụ đánh bom, rất nhiều người trong số họ đã hi sinh, nhưng những người sở hữu Phật hộ mệnh của Luang Phor Sodh đều an toàn trở về nhà. Câu chuyện này vẫn được lưu truyền qua nhiều thập kỉ ở Thái Lan.

Trả lời

Đóng
×
×

Cart