fbpx

Tượng thờ Thần Rahu ngậm mặt trăng – B.E 2550

Phật đã có người thỉnh

#Rahu – Tượng thờ
Tượng thờ Thần Rahu ngậm mặt trăng, phiên bản trải qua nghi lễ trì chú “Sau Ha” ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch của năm 2550 Phật lịch (2007).
Bệ được làm theo hình bát giác, có chôn phép của Luang Phor Noi dưới đế.
Cao Tăng trì chú: Luang Phor Noi
Chùa: Wat Sri Sa Thong (Wat Phra Rahoo), tỉnh Nakhon Pathom.

Giới thiệu về Thần Rahu:
Trong những bản kinh tối cổ Puranas đã mô tả khá kỹ Rahu và Ketu. Khi các chư thần đang khuấy sữa trường sinh, con quỷ Rahu trà trộn vào thế giới thần linh để uống trộm thứ nước thần này. Mặt trời và mặt trăng nhìn thấy liền báo với thần Vishnu. Thần Vishnu nổi giận và ngay lập tức cắt đầu của Rahu với sự trợ giúp của vũ khí Sudershan Chakra. Nhưng vì Rahu đã kịp nuốt sữa trường sinh vào trong miệng nên nó thoát chết, mặc dù đã mất một phần cơ thể. Kể từ đó, nó không bao giờ tha thứ cho mặt trời và mặt trăng, nên thỉnh thoảng lại nuốt chửng chúng, tạo nên nhật thực và nguyệt thực. Nhưng vì đã bị chặt mất nửa thân nên Rahu không thể giữ được mặt trời và mặt trăng trong người mình. Cho nên không bao lâu sau, chúng (mặt trời, mặt trăng) lại thoát ra được. [Nguồn: Bhojraj Dwivedi (2002), Hindu-traditions và Beliefs: A Scientific Validity: Question-answers, Diamond Pocket Books Ltd,. tr.28]
Đó là những điều giải thích thân thể chỉ còn đầu và hai chi trước của Rahu.

Rahu là một biểu tượng kép, trước hết nó liên quan đến sự lừa dối, tham lam, giận dữ. Nhưng vì uống trộm thuốc trường sinh bất tử nên Rahu còn được coi là thần của may mắn, tiếng tăm, uy tín và quyền lực, sự thịnh vượng và tri thức tối thượng. Trong quan niệm của Phật giáo ở Thái Lan, Phra Rahu Rahu được thờ phụng như một sức mạnh siêu nhiên tiêu trừ ác độ, bảo vệ Phật pháp. Tín ngưỡng này liên quan đến một nội dung kinh Phật trong tiếng Pali, khi Rahu tấn công Chandra – thần Mặt trăng và Suriya – thần Mặt trời, đức Phật xuất hiện buộc Rahu phải nhả họ ra.

Phra Rahu cũng được thờ khá phổ biến ở Thái Lan, tiêu biểu như điện thờ Wat Sisathong, quận Nakon Pathom…

Ngoài các tập tục thờ cúng này, còn có tục cúng sao Rahu (La-hầu) để giải hạn, niệm thần chú để nối kết các thần thánh tạo nên sức mạnh lớn để chiến thắng Rahu và vẽ bùa yểm chú “Pra Rahu” để hộ mệnh. Rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh Rahu trang trí trên cổng, cửa chùa Khmer, cũng như chùa tháp các quốc gia Phật giáo Tiểu thừa.

Tín ngưỡng về Rahu bao gồm tín lý trừ tai lẫn cầu khẩn. Đặc biệt, lễ vật cúng Rahu – vị thần của bóng tối, nên lễ vật cúng Rahu là những vật phẩm màu đen. Khi cúng, dân chúng thường bày biện 8 món (8 là con số của Rahu) không giống nhau. Những vật cúng có thể là mì sợi nhuộm đen, thạch đen, cà phê đen, nước ngọt coke, rượu nếp than (đen), gà ác, trứng bắc thảo, xôi nếp than, các loại bánh màu đen… Ngoài ra, người dân còn dâng cúng hoa màu đen, đũa đen và đèn cầy đen.

Ở Thái Lan, những vật cúng như trên cũng là vật cầu may mắn, tránh điềm rủi ro trong suốt năm có nhật thực, nguyệt thực.
𝑳𝒖𝒄𝒌𝒚 𝑨𝒎𝒖𝒍𝒆𝒕 – 𝑵𝒐̛𝒊 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒕𝒓𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒅𝒖𝒚𝒆̂𝒏
0866 566 995
141 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Luckyamulet.com
#LuckyAmulet #Phathomenh #ThaiAmulets #PhatgiaoNamtong
#NamTongTieuThua #PhatThaiLan #PhraRahu #Rahu #WatSriSathong #LuangPhorNo

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tượng thờ Thần Rahu ngậm mặt trăng – B.E 2550”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng
×
×

Cart