Thần Rắn Naga che chở Đức Phật – Phra Nak Prok B.E 2518 (1975)- Luang Pu Tim
Phật đã có người thỉnh
Giới thiệu về cố đại Cao Tăng Luang Pu Tim Isariko
Luang Pu Tim sinh ngày 16/06/1879 (BE 2422) tại Ban Hua Tunnttabuon, quận Laharn, huyện Bankaii, tỉnh Rayong.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, LP Tim là cháu của Luang Pu Sang – trụ trì của chùa Wat Kongchin, một người rất giỏi wicha (phép thuật). LP Tim bắt đầu học Pháp từ năm 17 tuổi với Luang Pu Singh và tự nghiên cứu thêm từ sách vở của Luang Pu Sang để lại, tới năm 27 tuổi ngài chính thức xuất gia để trở thành một tu sĩ của chùa Wat Lahan Rai. Trong suốt khoảng thời gian tu hành, ngài đã đi tới rất nhiều nơi xa để học nhiều Wicha từ những vị đạo sư vĩ đại và ngài cũng là một người thực hành Pháp rất nghiêm ngặt.
Ngài nổi tiếng là một nhà sư rất khiêm tốn ngay cả sau khi ngài trở thành trụ trì của Wat Lahan Rai. Ngài là một người ăn chay (trong Phật Giáo Nam Tông Thái Lan, các nhà sư không bắt buộc phải ăn chay), mỗi ngày chỉ ăn một bữa và chỉ uống nước hai lần một ngày, một lần vào 7 giờ sáng và một lần vào 4 giờ chiều. Luang Pu Tim qua đời vào ngày 18/10/1975 (BE 2518) ở tuổi 96, thọ giới 72 năm và cho tới tận ngày nay, ngài luôn được nhớ đến với tư cách là vị cao tăng hàng đầu của tỉnh Rayong.
Amulet của Luang Pu Thim rất nổi tiếng ở Thái Lan, đặc biệt là những lá có chứa bột Phong Prai Kuman.
#Lucky_Amulet
#Nơi_gieo_trồng_thiện_duyên
#Phật_hộ_mệnh
#Thai_Amulets
#Phật_giáo_Thái_Lan
𝑳𝒖𝒄𝒌𝒚 𝑨𝒎𝒖𝒍𝒆𝒕 – 𝑵𝒐̛𝒊 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒕𝒓𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒅𝒖𝒚𝒆̂𝒏
📲 0866 566 995
📍 Số 48 Ngõ 141 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
🌐 Luckyamulet.com
Mô tả
𝐏𝐡𝐫𝐚 𝐍𝐚𝐤 𝐏𝐫𝐨𝐤 – 𝐓𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐑𝐚̆́𝐧 𝐍𝐚𝐠𝐚 – 𝐋𝐮𝐚𝐧𝐠 𝐏𝐮 𝐓𝐢𝐦 – 𝐜𝐡𝐮̀𝐚 𝐋𝐚𝐡𝐚𝐫𝐧 𝐑𝐚𝐢 – 𝐍𝐚̆𝐦 𝟐𝟓𝟏𝟖 (𝟏𝟗𝟕𝟓)
Lá phép thần rắn Naga che chở Phật Thích Ca.
Rắn Naga là một hình ảnh quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nam Tông. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến thần rắn Naga.
Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Loại tượng này rất dễ tìm thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Mahayana Buddhism).
Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Naga chính là vị thần Hộ pháp (Dvarapala) canh giử viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng). Trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có những câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm) trong kiếp hóa thân của một con rắn Naga.
Song có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Phật giáo Nam Tông là câu chuyện về Đức Phật tọa thiền trên mình rắn Naga. Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc tán che chở cho Đức Phật.
Do vậy, hình ảnh và tượng “Phật ngồi trên mình rắn Naga” trở thành hình tượng tiêu biểu trong Phật giáo Nam Tông.
Đây là một trong những lá phép cuối cùng được Luang Pu Tim trì chú. Dòng phép này được cố đại Cao Tăng trì chú vào năm 2518 Phật lịch (1975), kỉ niệm 96 tuổi của cao tăng LP Tim.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.