fbpx

Thần Rắn Naga – Luang Pu Tim chùa Laharn Rai trì chú

Liên Hệ

Mô tả

Lá phép thần rắn Naga che chở Phật Thích Ca.

Rắn Naga là một hình ảnh quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nam Tông. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến thần rắn Naga.

Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Loại tượng này rất dễ tìm thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Mahayana Buddhism).

Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Naga chính là vị thần Hộ pháp (Dvarapala) canh giử viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng). Trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có những câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm) trong kiếp hóa thân của một con rắn Naga.

Song có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Phật giáo Nam Tông là câu chuyện về Đức Phật tọa thiền trên mình rắn Naga. Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc tán che chở cho Đức Phật.

Do vậy, hình ảnh và tượng “Phật ngồi trên mình rắn Naga” trở thành hình tượng tiêu biểu trong Phật giáo Nam Tông.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thần Rắn Naga – Luang Pu Tim chùa Laharn Rai trì chú”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng
×
×

Cart