fbpx

Luang Pu See sinh ra tại huyện Rattana, tỉnh Surin vào năm 1849 (tức năm 2392 Phật lịch), dưới triều đại Ratchakan thứ 3. Ngài là con cả của gia đình có 6 anh em. Khi sinh ra, cha mẹ đặt tên Ngài là Lee, họ lấy theo họ của cha Ngài là Damri.

Từ khi còn bé, Ngài đã theo cha đi tìm thức ăn và củi trong rừng đem đi bán để đổi lấy nhu yếu phẩm trong gia đình. Tới khi Ngài được 11 tuổi, cha của Ngài đưa Ngài tới gặp Phra Ajarn In (một vị thiền sư phái tu rừng), vị thiền sư này là bạn cũ của cha ngài. Khi Phra Ajarn In nhìn thấy Luang Pu See, ông rất ngỏ lời được nuôi dưỡng LP See và cha ngài đồng ý. Sau đó, Ngài đi theo Phra Ajarn In trong suốt các chuyến hành hương băng qua các khu rừng của tỉnh Surin tới thủ đô Bangkok vào năm 1860. Khi tới Bangkok, Ngài theo Phra Ajarn In tới đảnh lễ Phra Thep Kawi (sau này ngài được phong tước là Somdej Toh) vì Phra Ajahn In và Somdej Toh đã từng theo học chung một người thầy là Luang Ta Saeng, tỉnh Lopburi. Nhìn thấy nhiều tính cách đặc biệt ở LP See, Somdej Toh đã đồng ý truyền dạy cho LP See về Pháp cùng rất nhiều các kiến thức khác như phép cổ Thai Khmer, các câu chú thần kỳ và đặc biệt là thực hành thiền định. Luang Pu See đã học hỏi rất nhanh vì Ngài đã được Phra Ajahn In giảng dạy những kiến thức căn bản một cách kĩ càng trước đó. Vào năm 1864, nhân dịp Phra Thep Kawi được phong tước thành Somdej, ban trị sự chùa Rakhang có tổ chức nghi lễ xuất gia cho 108 chú tiểu và rất nhiều sadi khác thực hiện nghi lễ thọ giới nhằm chúc mừng Somdej Toh được phong tước “Somdej Puttajarn”. Trong dịp này, Luang Pu See, khi đó 15 tuổi, cũng là một trong số 108 chú tiểu được Somdej Toh xuống tóc xuất gia và truyền giới. Sau khi xuất gia, Ngài tiếp tục đi theo Somdej Toh để học hỏi và tu tập tại chùa Rakhang. Trong thời gian này LP See đã học hỏi được rất nhiều thứ, cả về cách làm ra 5 loại bột thiêng mà ngài Somdej Toh dùng để làm ra những lá phép Phật Somdej nổi tiếng bậc nhất Thái Lan (giá trị ước tính hàng triệu baht và được coi là vua của Amulet Phật hộ mệnh). Cho tới năm 1868, Ngài Somdej Toh vì thương tiếc sự ra đi của vua Rama 4 nên Ngài đã sống thu mình lại và rất hiếm khi gặp gỡ người khác. Trong thời gian này, Luang Pu See cũng rất hiếm khi có cơ hội được ở bên làm thị giả của Somdej Toh. Sau đó, nhân dịp Phra Ajahn In ghé thăm Somdej Toh, Luang Pu See đã xin phép Ngài Somdej quay trở về quê hương thăm cha mẹ. Lúc này LP See đã là một chàng thanh niên sức dài vai rộng 19 tuổi, thân hình cao lớn, khuôn mặt hảo tướng khác biệt hoàn toàn với những người bạn bè cùng trang lứa. Khi trở về, nhìn thấy hoàn cảnh của gia đình rất khó khăn, nên Ngài đã xin phép Phra Ajahn In được hoàn tục để giúp đỡ thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình. Phra Ajarn In đã cẩn thận tính toán về cuộc đời của LP See và nhận thấy ngài vẫn còn một số nghiệp quả phải trả rồi sẽ tiếp tục xuất gia và trở thành một người vĩ đại nên Phra Ajarn In đồng ý theo lời thỉnh cầu của LP See. Ngoài việc trồng trọt, Ngài còn chăn nuôi bò, và bán sang các tỉnh khác để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình.

Sau khi hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, Luang Pu See quyết định xuất gia tại chùa Wat Ban Sao, quận Ban Sao (nay là quận Ban Mi), dưới sự hướng dẫn của Phrakhru Thammakhan Sunthorn. Xuất gia được một thời gian, Luang Pu See đã thực hiện rất nhiều chuyến hành hương để học hỏi thêm kiến thức từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền Đông sang miền Tây đất nước chùa vàng, và đặc biệt Ngài còn có cơ hội hành hương tới Lào và sinh sống tại đây nhiều năm. Thêm vào đó, Ngài cũng từng hành hương tới Myanmar và sau đó là đất nước Ấn Độ - nơi mà có những dấu ấn đặc biệt của Đức Phật. Ngài từng chia sẻ trong một chuyến hành hương tới miền Bắc của Myanmar, sau khi đi lạc 7 ngày liền trong rừng sâu, tới ngày thứ 8, xuất hiện 1 con voi lớn có 1 bông sen trên đầu và mang theo những cây mía đường tới cho Luang Pu. Luang Pu hết sức ngạc nhiên và không hiểu vì sao chú voi lại xuất hiện trước mặt mình một cách kì lạ vậy. Không chỉ thế chú voi còn dẫn Ngài tìm lối ra khỏi khu rừng và tới được nhà của dân làng.

Trong các chuyến hành hương của mình, Luang Pu See đã có cơ hội đảnh lễ rất nhiều các cao tăng nổi tiểng, thảo luận và học hỏi về Pháp như là Luang Pu Suk chùa Pak Klong Makham Thao, tỉnh Chainat, Luang Pu Klan, chùa Phra Yatakaram, tỉnh Phra Nakhon Si Ayutthaya và đặc biệt là Ngài có cơ hội hành hương cùng với Phra Ajarn Mun Phurithatto, một trong những cao tăng hàng đầu về thiền định và có rất nhiều học trò trên cả nước. Ngài cũng có cơ hội học Pháp với Luang Phor Parn, chùa Khlong Dan, Luang Pu Waen Sujinno, chùa Doi Mae Pang, tỉnh Chiang Mai, Luang Pu Buddha, chùa Klang Chu, tỉnh Chainat, Luang Pu Yen chùa Sa Prian, tỉnh Chainat. Sau này khi Luang Pu See tuổi cao, sức yếu, Ngài đã không còn đi hành hương nữa.

Vào năm Ngài khoảng 90 tuổi, Ngài đã xây dựng chùa Wat Nong Lompuk, quận Nong Sang, tỉnh Udon Thani, và ở lại qua các mùa an cư kiết hạ. Tới năm B.E 2512 (tức 1969), Phra Achan Somboon, trụ trì đầu tiên của chùa Khao Tham Boon Nak muốn xây dựng lại ngôi chùa từ một nơi hoang sơ nên đã mời Luang Pu See tới giúp đỡ. Sau đó, Luang Pu đã đồng ý tới giúp xây dựng ngôi chùa.

Ngài viên tịch một cách nhẹ nhàng vào ngày 23 tháng 2 năm B.E 2520 (tức năm 1977), vào thời kỳ vua Rama 9, hưởng thọ 128 năm tuổi đời, 89 năm tuổi đạo. Có một điều kỳ lạ là sau khi viên tịch, toàn bộ thân thể của Ngài không hề bị phân hủy và được các đệ tử lưu giữ trong áo quan bằng kính trong suốt để các Phật tử có thể tới cúi đầu đảnh lễ trước thi hài của Ngài. Một điều kỳ diệu khác nữa là móng tay, móng chân và tóc của Ngài vẫn dài ra như người sống. Cứ mỗi 15 ngày, các đệ tử của Ngài đều mở lắp áo quan bằng kính để cắt tóc, cắt móng tay và thay áo choàng cho Ngài.

SỰ MÀU NHIỆM CỦA LUANG PU SEE

Luang Pu See là một cao tăng không màng tới vật chất nên Ngài muốn ở lại căn phòng nhỏ bằng gỗ trong hang động, từ chối lời mời của vị trụ trì chuyển đến căn phòng mới được xây vì đó là nơi Ngài có thể thực hành Thiền định mà không bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Chuyện kể rằng một ngày nọ, trụ trì của chùa Phra Achan Somboon đã thống nhất với các nhà sư trong chùa xây dựng một căn phòng mới để mời Luang Pu See tới ở. Thầy đã thuê các công nhân tới xây dựng căn phòng. Nhưng khi Luang Pu biết được việc này thì Ngài đã nói rằng Ngài sẽ không tới đó ở. Ngay khi Luang Pu nói vậy, các thợ trộn vữa đã không thể làm gì khi mà vữa trộn đều không thành nên không thể sử dụng được, điều mà tất cả các người thợ chưa bao giờ trải qua từ khi bắt đầu theo nghề này. Và cuối cùng, sau mọi nỗ lực, họ đành bỏ cuộc. Biết được điều này, trụ trì của chùa Khao Tham Boon Nak khi đó Phra Achan Somboon và Phra Ajarn Rak Techadhammo, là thầy của Luang Pu đã tới đảnh lễ Luang Pu See và hỏi Ngài “Luang Pu, tại sao Ngài lại ngăn cản việc xây dựng căn phòng đó? Nếu Ngài không muốn ở thì cũng không sao, nhưng hãy để những người thợ xây dựng hoàn thành công việc của họ trước đã.” Luang Pu đã đáp lại rằng sau 2 ngày, hãy để những người thợ đó đến và xây dựng. Nghe theo lời của Luang Pu, Phra Ajahn Somboon đã gọi các người thợ tới và kỳ lạ thay, mọi công việc xây dựng đều diễn ra suôn sẻ và chỉ sau một ngày, căn phòng đã được hoàn thành. Kể cả sau khi hoàn thành, Luang Pu vẫn không tới ở tại căn phòng đó theo như đúng mong muốn của Ngài. Nhưng sau khi viên tịch, các đệ tử của Ngài đã đặt áo quan chứa thi hài của Ngài ở căn phòng đó để mọi người có thể tới đảnh lễ.

Mr. Petch PlongThong (Lung Taeng), 73 tuổi, sống ở chùa Wat Khao Tham Boon Nak kể lại những câu chuyện ông đã tận mắt chứng kiến khi Luang Pu See còn sống.

Từ khi Luang Pu See tới ở chùa Wat Khao Tham Boon Nak, Ngài đã ở trong 1 hang động trước cửa chùa. Trong một lần Luang Pu bị ốm, đã có 3 người Phật tử thân cận là Lung Taeng, Thit Sawang và Lung Khui tới ngủ cũng Ngài để tiện chăm sóc. Vào nửa đêm, khi mọi người đang ngủ, đột nhiên Luang Pu lay mọi người dậy và nói “Vị thần đó sẽ tới và nói chuyện với Luang Pu”. Khi cả 3 người Phật tử đều chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì một con rắn đen, dài, mang có những vệt màu đỏ bò tới chỗ của Luang Pu và Luang Pu cũng nói chuyện với con rắn. 3 người Phật tử vẫn không biết Ngài đã nói với con rắn những gì. Ngày sau đó, khi con rắn bò đi, các người Phật tử liền hỏi và Luang Pu nói rằng đó là vị thần rắn trông giữ hang động này, vị thần đó tới và yêu cầu Luang Pu giúp đỡ bảo vệ hang động để không ai có thể phá hủy nó. Hang động này là một phẩn của dãy núi nhỏ thuộc một khu rừng ở Takhli, và người ta đang có kế hoạch sẽ phá núi để lấy mảnh vụn tạo nên xi măng. Và chính những kế hoạch phá núi này sẽ nguy hiểm tới cuộc sống của người dân làng quanh đó. Sau khi Luang Pu gặp thần rắn, có một điều kỳ lạ đã xảy ra là mỗi khi họ định dùng bom để phá núi thì các quả bom đều không hoạt động. Người dân làng tin rằng đó là do sức mạnh phi thường của Luang Pu See khi Ngài thực hiện lời hứa với thần rắn trong hang động.

Một câu chuyện khác được kể lại về bức tượng Phật ở dưới ao nước trong chùa. Sau khi Luang Pu chuyển từ sống ở trong động ra một căn phòng nhỏ bằng gỗ ở cửa hang động, trước cửa phòng là 1 cái ao rất sâu. Vào một ngày sau đó, Ngài đã nhìn ra cái ao và nói với vị trụ trì lúc bấy giờ rằng dưới ao có 2 bức tượng Phật cũ và chỉ một năm nữa thôi, nước trong ao sẽ khô cạn hết. Tới năm sau, nước trong ao thật sự đã khô cạn. Sau đó, Phra Ajarn Somboon đã để các nhà sư trẻ trong chùa xuống tìm và quả thật họ đã thấy 2 bức tượng Phật như lời Luang Pu nói. Vị trụ trì và tất cả các đệ tử của Ngài trong chùa đều rất ngạc nhiên và bày tỏ sự tôn kính với Luang Pu See.

Có một lần khi Luang Pu See tới thăm tỉnh Chonburi, sau khi khất thực, Luang Pu cùng các đệ tử liền tìm một nơi để dùng bữa, chó và mèo vây quanh nhưng Ngài không cảm thấy có bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên người dân ở nơi đây thấy được cảnh này, họ không hề quan tâm tới Luang Pu mà tới đảnh lễ Luang Phor Hermit tại Wat Tha Sung. Họ kể lại với Luang Phor Hermit về câu chuyện họ gặp trên đường tới chùa và nói rằng “Luang Pu See không phải là một nhà sư đáng kính”. Ngay sau đó, Luang Phor Hermit đã bình thản nói với họ rằng: “Nếu đảnh lễ ta một trăm nghìn lần cũng không bằng đảnh lễ Luang Pu See một lần trong đời”. Nghe thấy vậy, tất thảy họ đều ngạc nhiên, sau này chính những người này luôn luôn tôn kính Luang Pu và trở thành những người Phật tử thân cận của Ngài, và cũng hỗ trợ Luang Pu tạo ra các phiên bản amulet.

LUANG PU SEE VÀ AMULET

Phật hộ mệnh của Luang Pu See được làm ra không quá nhiều. Tất cả các phiên bản amulet đều làm ra với mục đích đơn thuần là đóng góp cho việc xây dựng và trùng tu lại chánh điện và các công trình trong chùa. Và điều đặc biệt hơn nữa là Luang Pu chỉ thực hiện một nghi lễ trì chú duy nhất cho từng phiên bản phật hộ mệnh. Ngài tin rằng những phiên bản amulet của mình sẽ mang theo những nguồn năng lượng Phật pháp tốt lành độ trợ những người Phật tử được bình an, may mắn. Các phiên bản amulet của Luang Pu See được rất nhiều người biết đến và có một niềm tin nhất nhất thờ phụng, đặc biệt phải kể đến các đồng rian in hình Luang Pu See được làm ra vào năm B.E 2517 (tức năm 1974). Phiên bản này đã được rất nhiều người sưu tầm cũng như các đệ tử của Ngài trải nghiệm sự linh ứng kì diệu. Và có một nguyên liệu đặc biệt không thể không kể đến trong amulet của Luang Pu See đó chính là bã trầu và mảnh áo cà sa của Ngài. Những nguyên liệu này thật sự đã mang lại những nguồn năng lượng cực kì tốt, giúp bảo vệ những người thờ phụng khỏi những điều nguy hiểm.

Có một câu chuyện kể lại về trải nghiệm sự linh ứng của mảnh áo cà sa của Luang Pu See. Câu chuyện kể về một người Takhli, một trong số những đệ tử của Luang Pu làm nghề rất nguy hiểm, đó là công việc thu nhặt vỏ đạn, súng bằng đồng trên thao trường tập luyện ở tỉnh Saraburi. Vào một ngày làm việc như bao ngày khác, người này đang thu nhặt các vỏ đạn và không hề nghe thấy thông báo từ phía xa rằng anh ta đang đi vào khu vực bắn. Vào thời điểm đó, có một viên cảnh sát được sắp xếp lịch tập bắn ở đúng khu vực người đệ tử kia đang làm việc. Và trong 1 tích tắc trước khi tiếng súng vang lên, anh ta cảm nhận có ai đó đã dùng lực mạnh đẩy anh ta nằm xuống đất. Tới khi tiếng súng biến mất, anh ta mới nhận ra rằng, nếu anh ta ko ngã xuống thì chắc chắn sẽ trúng đạn. Sau khi sự việc xảy ra, anh ta đứng dậy và nhìn xung quanh nhưng không hề nhìn thấy bất kỳ ai đã đẩy mình ngã xuống cả. Vào thời điểm đó, chỉ có duy nhất anh ta trên thao trường. Anh ta đột nhiên nhớ lại mình đã từng tới đảnh lễ Luang Pu See và được Thầy từ bi tặng một mảnh áo cà sa cũ, mang bên mình. Mỗi ngày trước khi ra khỏi nhà, anh ta đều đặt mảnh áo lên ban thờ, cầu nguyện rồi mới để vào túi mang theo bên mình. Người đệ tử này cũng chia sẻ chính mảnh áo cà sa của Luang Pu đã cứu anh ta khỏi sự hiểm nguy rất nhiều lần.

Anh Đ.
Anh Đ.
Read More
Là tổng giám đốc một công ty về TMĐT lớn, anh Đ. thỉnh lá phép Thần Khun Paen - Luang Pu Tim B.E 2518 - vị thần nổi tiếng tài giỏi và cơ trí.
Chị T.
Chị T.
Read More
Giám đốc một khách sạn khu vực phố cổ, chị Trang đã thỉnh lá phép Somdej Pilant - Wat Rakhang (1 trong 5 lá phép của bộ BenjaPakee nổi tiéng)
Anh L.
Anh L.
Read More
Thỉnh lá phép Jatukam Ramathep - bùa hộ mệnh được hàng chục ngàn, thậm chí là hàng trăm ngàn người dân Thái Lan, Singapore, Malaysia... thờ phụng.
Previous
Next
Chơi Video
Đóng
×
×

Cart