fbpx

Phrakhru Phisanchariyaphirom (Phra Maha Surasak Atisakko) sinh ra tại huyện Amphawa , tỉnh Samut Songkhram. Thầy sinh vào ngày Chủ nhật của tháng thứ 8, năm Tân Sửu, rơi vào ngày 16 tháng 7 năm B.E 2504 (tức 1961). Cha của Thầy là ông Prasit, mẹ của Thầy là bà Boonruang. Gia đình Thầy sinh sống tại huyện Amphawa.

Ngay từ khi con bé, Thầy đã là một đứa trẻ nhỏ ốm yếu và khó nuôi. Cha của Thầy đã từng phải làm mẹo đổi kiểu tóc để sức khỏe Thầy tốt hơn. Có một lần, khi Thầy viêm nướu và chảy rất nhiều máu đen, cha của Thầy đã vội vã ôm đứa con yêu quý của mình lên thuyền tại bến chùa Pradoo để tới gặp một vị bác sĩ của tỉnh Ratchaburi. Lạ kì thay, sau khi lên hai cha con lên thuyền, chỉ trong nháy mắt chiếc thuyền đã đưa hai cha con tới được nhà vị bác sĩ, để người bác sĩ có thể kịp thời cứu sống được cậu bé đang trong cơn nguy kịch.

Cho tới khi Thầy lớn hơn, vào năm học lớp 6, trên cổ Thầy bỗng dưng xuất hiện nhiều hạch ở cổ, bác sĩ chuẩn đán có thể Thầy bị ung thư nên đã cho thuốc giảm đau, giảm sưng và nằm ở bệnh viện theo dõi thêm.

Tất cả chúng ta ngày từ khi sinh ra đã được định trước sẽ phải trả Nghiệp từ vô thỉ kiếp trước ở trong kiếp này, có khác thì chỉ khác người Nghiệp nặng người Nghiệp nhẹ. Và cũng có những người, nhờ duyên nợ từ kiếp trước mà ở kiếp này sẽ xuất hiện và giúp đỡ nhau. Vào lần nằm viện lần này, ở bệnh viện có một bác sĩ tên Sommai, trong khi đi thăm khám các bệnh nhân đã dừng tại ở giường bệnh của Thầy, hai người bốn mắt nhìn nhau rất lâu như có điều gì đặc biệt. Và ngay sau đó, Bác sĩ Sommai đã lập tức đưa Thầy đi phẫu thuật cắt các hạch ở cổ vì lo lắng những hạch này có thể bị mưng mủ và còn có thể gây áp xe ở bên trong.

Cha của Thầy cũng đồng ý thực hiện phẫu thuật ngay lập tức và thật may mắn khi ca phẫu thuật này đã được thực hiện kịp thời trước khi gây biến chứng ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Sau khi ca phẫu thuật được hoàn thành bởi bác sĩ Sommai thì chính bác sĩ cũng là người chăm sóc và theo dõi Thầy trong suốt thời gian sau đó một cách tận tâm như những người thân ruột thịt.

Tất cả chúng ta ngày từ khi sinh ra đã được định trước sẽ phải trả Nghiệp từ vô thỉ kiếp trước ở trong kiếp này, có khác thì chỉ khác người Nghiệp nặng người Nghiệp nhẹ. Và cũng có những người, nhờ duyên nợ từ kiếp trước mà ở kiếp này sẽ xuất hiện và giúp đỡ nhau. Vào lần nằm viện lần này, ở bệnh viện có một bác sĩ tên Sommai, trong khi đi thăm khám các bệnh nhân đã dừng tại ở giường bệnh của Thầy, hai người bốn mắt nhìn nhau rất lâu như có điều gì đặc biệt. Và ngay sau đó, Bác sĩ Sommai đã lập tức đưa Thầy đi phẫu thuật cắt các hạch ở cổ vì lo lắng những hạch này có thể bị mưng mủ và còn có thể gây áp xe ở bên trong.
Cha của Thầy cũng đồng ý thực hiện phẫu thuật ngay lập tức và thật may mắn khi ca phẫu thuật này đã được thực hiện kịp thời trước khi gây biến chứng ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Sau khi ca phẫu thuật được hoàn thành bởi bác sĩ Sommai thì chính bác sĩ cũng là người chăm sóc và theo dõi Thầy trong suốt thời gian sau đó một cách tận tâm như những người thân ruột thịt.
Số phận của mỗi người vốn đã được định sẵn mà không thể trốn tránh, sau khi trải qua trận ốm nặng kia, Thầy đã xin phép cha mẹ được xuất gia nhưng cha mẹ Thầy không cho phép. Sau nhiều lần bị khước từ, Thầy đã có chút nhụt chí trước mong muốn được xuất gia thì lại một lần nữa, Thầy trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh, không ai rõ nguyên nhân tại sao nhưng bỗng nhiên Thầy bị khó thở, dần dần chỉ còn hơi thở thoi thóp. Mẹ của Thầy đã phải mang Thầy đặt cạnh lò sưởi để sưởi ấm cơ thể thì dần dần hơi thở của thầy được bình ổn lại.
Chứng kiến những đau đớn mà đứa con của mình phải trải qua, cuối cùng cha của Thầy đã hỏi:
– “Con muốn xuất gia phải không?”
– “Nếu cha mẹ cho phép con sẽ xuất gia” – Giọng của Thầy vang lên giống như chưa hề trải qua lần bệnh thập tử nhất sinh kia.
Nghe thấy câu trả lời này, ngay lập tức cha Thầy đưa Thầy tới chùa Wat Thu Prasong. Khi tới chùa, sư trụ trì liền hỏi:
– “Hai người tới đây làm gì?”
– “Bạch Thầy, con đưa con trai mình tới chùa xin xuất gia”.
Nghe vậy, sư trụ trì quan sát và hỏi đứa trẻ mới 13 tuổi: “Con muốn xuất gia làm gì?”. Cậu bé 13 tuổi kiên định trả lời rằng: “Con muốn được học Pháp và tiếng Bali”. 

Vị trụ trì quyết định cho cậu bé tham dự nghi lễ xuất gia trở thành một chú tiểu vào ngay ngày hôm đó, dưới sự chỉ dẫn của Luang Phor Sud Siritharo (Phra Khru Samut Thammassunthorn), Wat Kalong, tỉnh Samut Sakhon – một trong những vị cao tăng có đạo hạnh cao của vùng lưu vực sông Mae Klong. Sau khi xuất gia, Thầy tới học Pháp tại chùa Wat Mahathat, tỉnh Phetchaburi.

Sau khi được xuống tóc, Luang Phor Maha Surasak dù học Wicha gì cũng dốc hết sức học hành, có lẽ bởi vậy nên rất nhiều Cao Tăng luôn sẵn lòng chỉ bảo Thầy. Thầy chính thức được truyền giới thành một nhà sư vào ngày 10 tháng 7 năm B.E 2526 (tức 1983) tại Wat Pachantaram, và được Somdej Phra Thirayanamuni Wat Pathumkongka Ratchaworawihan, Bangkok trực tiếp hướng dẫn

Thầy học hỏi rất siêng năng và kiên trì, bất cứ khi nào có cơ hội gặp gỡ những người có kiến thức uyên thâm, Thầy luôn cố gắng học hỏi, kể cả là các vị cao tăng hay là cư sĩ . Vì vậy, Thầy có rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực như Thuật chiêm tinh từ Ajarn Suthi Pattanasupong, thiền Vipasana từ Luang Pu Kham, Wat Doi Suthep và Ajarn Ta, Wat Khao Kaew, tỉnh Saraburi, Wicha Akom từ Khru Nak, Khru Suk Nai Wian, Khru Suta tỉnh Roy Aet,…
Thêm vào đó, Thầy cũng hành hương tới đảnh lễ và học Wicha từ Luang Pu Chang, Wat Khuean Phet, Wicha làm Bia Gae từ Luang Pu Chue, Wat Klang Bang Kaew, Wicha Pao Thong từ Luang Pu Pichai, Wat Khao Hong, Wicha Khun Thale từ Ajarn Sing, Wat Nong Pho (Đệ tử của Luang Phor But, Wat Phrohm Viharn,..)
Sau đó, Luang Phor Maha Surasak quay trở về Wat Pradoo, nhận được sự quý mến của Luang Phor Yot nên đã được Luang Phor Yot cho gọi làm thị giả bên cạnh Ngài ở Wat Kaew Charoen. Trong khoảng thời gian này, Luang Phor Yot đã truyền lại cho Phra Maha Surasak Atisakko kiến thức về Wicha làm chỉ ngũ sắc và các loại Takrut: Takrut Look Om, Takrud Maha Ra Ngap Prap Hongsa, Takrut Sorots Mongkol, Takrut Dao Lom Duan, Takrut Tan Yod Duan và Takrut khu Chiwit,…
Ngoài ra, Luang Phor Maha Surasak còn tự học tập rất nhiều wicha từ các sách cổ của Luang Pu Chang, cố trụ trì chùa Wat Pradoo, vị Cao Tăng đạo hạnh cao nhất nhì tỉnh Amphawa.
Bởi vậy, có thể nói Luang Phor Maha Surasak là một trong những vị Cao Tăng được truyền thừa những Wicha Akom tinh túy nhất của tỉnh Amphawa, là viên kim cương đã trải qua quá trình mài dũa để có thể tỏa sáng rực rỡ.

 

LP Maha Surasak còn là một người thợ điêu khắc tượng rất khéo tay. Nếu có cơ hội tới thăm chùa Pradoo, bạn sẽ bắt gặp những bức tượng do chính tay Luang Phor làm.
Thầy còn là một nhà sư luôn dẫn dắt và phát triển những người trẻ tuổi trong cộng đồng trên còn đường tìm hiểu Phật Pháp. Thầy thường xuyên sử dụng thời gian rảnh để dạy và hướng dẫn họ thực hành Phật Pháp mỗi ngày. Luang Phor luôn tâm niệm các ngôi chùa sẽ luôn là nơi thanh tịnh, bình yên và là nơi mà mọi người đều muốn tìm về. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho Thầy phát triển dự án “Chùa là trung tâm của cộng đồng”. Nhờ đó, các ngôi chùa sẽ ngày càng phát triển và lưu giữ được những giá trị theo thời gian. Vì vậy, cũng không khỏi ngạc nhiên là hàng ngày có rất nhiều học sinh, sinh viên và cả những người lớn tuổi đến đảnh lễ Thầy, học hỏi Phật Pháp, nghệ thuật và văn hóa từ Luang Phor Maha Surasak.

Thầy rất chuyên tâm thực hành và nghiên cứu ngôn ngữ Pali – Wayakorn. Năm B.E 2521 (1978), Thầy đã đỗ kì thi về Pháp, sau đó, Thầy tiếp tục vượt qua 1 kì thì Pháp khác tại trường Phật giáo Wat Pathum Khongkha Ratchaworawihan, Bangkok. Tới năm B.E 2529 (tức 1986), bằng sự chuyên tâm học hành của mình, Thầy đã vượt qua kì thì P.D.5 do Wat Pathum Khongkha Ratchaworawihan, Bangkok tổ chức. Vào năm B.E 2547 (2004), Thầy chính thức trở thành trụ trì của Wat Pradoo.

Với những đóng góp của mình, vào ngày 5 tháng 12 năm B.E 2559 (tức 2016), Thầy được vua Rama X phong tước Chao Khun – tước hiệu hoàng gia dành cho những vị Cao tăng có đạo hạnh cao ở Thái Lan.

Anh Đ.
Anh Đ.
Read More
Là tổng giám đốc một công ty về TMĐT lớn, anh Đ. thỉnh lá phép Thần Khun Paen - Luang Pu Tim B.E 2518 - vị thần nổi tiếng tài giỏi và cơ trí.
Chị T.
Chị T.
Read More
Giám đốc một khách sạn khu vực phố cổ, chị Trang đã thỉnh lá phép Somdej Pilant - Wat Rakhang (1 trong 5 lá phép của bộ BenjaPakee nổi tiéng)
Anh L.
Anh L.
Read More
Thỉnh lá phép Jatukam Ramathep - phật hộ mệnh được hàng chục ngàn, thậm chí là hàng trăm ngàn người dân Thái Lan, Singapore, Malaysia... thờ phụng.
Previous
Next
Chơi Video
Đóng
×
×

Cart